Về nguồn cung, OPEC+ tuần trước đã quyết định giữ nguyên các biện pháp hạn chế sản lượng, một quan chức Iran cho biết hôm 8/2 rằng nhóm này có thể sẽ tiếp tục chính sách hiện tại tại cuộc họp tiếp theo.
Ngoài ra, trận động đất xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 đã làm ngừng dòng chảy dầu thô từ Iraq và Azerbaijan ra khỏi Ceyhan, mặc dù đường ống của Iraq đến trung tâm xuất khẩu Ceyhan đã nối lại dòng chảy vào ngày 7/2.
Justin Smirk, nhà kinh tế cấp cao của Westpac, cho biết: “Tôi nghĩ chúng ta đang ở trong một thị trường cân bằng hợp lý và nếu các nước đang phát triển tăng trưởng mạnh hơn dự kiến, giá dầu mỏ sẽ ổn định hơn và OPEC sẽ phải tăng sản lượng.
EIA đã điều chỉnh triển vọng sản lượng dầu thô của Mỹ cho năm 2023 lên 12,5 triệu thùng/ngày, từ dự báo trước đó là 12,4 triệu thùng/ngày. Để so sánh, sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2022 đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày, trong khi năm 2021 đạt 11,25 triệu thùng/ngày.
Ngành công nghiệp dầu mỏ đã bị chỉ trích vì tăng sản lượng chậm sau khi sụt giảm mạnh do đại dịch, với việc các công ty ưu tiên trả lại tiền cho cổ đông, thực hiện các kế hoạch mua lại quy mô lớn và giảm nợ thay vì đầu tư vào việc tăng sản lượng.
Dự báo giá dầu thô Brent của EIA cho năm nay là 83,63 USD/thùng.
Giá dầu thô tiếp tục tăng giảm trái chiều
Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 9/2 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá:
– Xăng E5RON92 không cao hơn 22.342 đồng/lít
– Xăng RON 95 không cao hơn 23.044 đồng/lít
– Dầu điêzen 0.05S:không cao hơn 22.521 đồng/lít
– Dầu hỏa không cao hơn 22.577 đồng/lít
– Dầu mazút không cao hơn 13.930 đồng/kg.