Trên thị trường thế giới, giá dầu WTI đạt 79,42 USD/thùng, giảm 0,43%. Trong khi đó, giá dầu Brent đạt 86,52 USD/thùng, tăng 2,39% vào lúc 6h27 ngày 13/2 theo giờ Việt Nam.
Việc Nga công bố kế hoạch giảm sản lượng dầu vào tháng tới, sau khi phương Tây áp đặt trần giá với dầu và các sản phẩm dầu của nước này, đã ảnh hưởng mạnh mẽ tới diễn biến các đầu giá dầu thô.
Công ty dầu mỏ nhà nước của Ecuador, Petroecuador, cho biết hôm 11/2 rằng họ đã mất khoảng 3.500 thùng dầu thô mỗi ngày do sự phá hoại tại 2 trong số các lô của họ, đề cập đến các cuộc biểu tình gần đây của người bản địa tại địa điểm này.
Trong một diễn biến khác, triển vọng nhu cầu mạnh hơn từ Trung Quốc đã hỗ trợ cho giá dầu tăng lên. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế giới. Nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc tăng mạnh sau khi nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế dịch Covid-19.
Giá dầu thô tăng giảm trái chiều
Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 13/2 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá:
– Xăng E5RON92 không cao hơn 22.342 đồng/lít
– Xăng RON 95 không cao hơn 23.044 đồng/lít
– Dầu điêzen 0.05S:không cao hơn 22.521 đồng/lít
– Dầu hỏa không cao hơn 22.577 đồng/lít
– Dầu mazút không cao hơn 13.930 đồng/kg.
Dữ liệu cập nhật từ Bộ Công Thương, giá xăng bình quân trên thị trường Singapore cho thấy giá xăng dầu đến ngày 9/2 giảm nhẹ. Cụ thể, xăng RON 92 (dùng để pha chế xăng E5 RON 92) quanh mức 96,5 USD/thùng, RON 95 là 99,6 USD, còn giá dầu xuống 109 USD/thùng.
Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới kỳ điều hành trước là 98,8 USD/thùng xăng RON 92; 102,3 USD/thùng xăng RON 95 và 117 USD/thùng dầu diesel.
Theo đó, giá xăng chiều nay dự báo giảm nhẹ khoảng 100-300 đồng/lít hoặc giữ nguyên, dầu diesel giảm mạnh hơn, khoảng 1.000-1.200 đồng/lít. Song, mức giảm còn tùy thuộc vào mức sử dụng quỹ bình ổn giá của cơ quan điều hành.