Đến Bắc Kinh mà không thử món mỳ trộn này là phí cả chuyến đi. Mặc dù món này có nguồn gốc từ Bắc Kinh nhưng hiện nay có thể dễ dàng tìm thấy trên khắp cả nước. Tuy nhiên, bạn sẽ thấy hương vị chính gốc của nó vẫn ngon hơn hẳn.
Linh hồn của món mỳ này nằm ở nước sốt, nó rất thơm, vị vừa vặn, khiến người ăn cứ gắp không ngừng tay. Nếu cảm thấy vị mặn quá, bạn có thể gọi thêm một bát canh đậu tương.
2. Mỳ cắt Sơn Tây
Món mỳ cắt này có từ thời nhà Đường, cách làm rất đơn giản. Thay vì dùng máy tạo ra những sợi mỳ dài đẹp, người ta cắt nó từ những cục bột bằng dao rồi cho vào nồi luộc chín.
Đừng nghĩ cắt mỳ kiểu này dễ, nó đòi hỏi tay nghề của người làm mỳ, chỉ khi được cắt vừa phải thì sợi mỳ mới chín đều và không cần nấu chín kỹ. Món mỳ này ngày càng được người nước ngoài tìm tới muốn thưởng thức.
3. Mỳ Lan Châu
Nguồn gốc của món mỳ này là nó nằm gần một trường đại học ở Lan Châu, là bữa sáng yêu thích của hầu hết người dân địa phương. Mỳ Lan Châu có giá rẻ mà hương vị tuyệt ngon, nước dùng đậm đà, sợi mỳ mềm dẻo dai vừa phải, thêm chút hành lá cắt nhỏ càng hấp dẫn hơn.
Ngày nay, khắp nơi ở Nam Ninh đều có thể bắt gặp các cửa hàng mỳ Lan Châu. Có thể thấy mỳ Lan Châu không chỉ nổi tiếng mà còn rất được ưa chuộng trên thị trường, là món mỳ được mọi người vô cùng thích ăn.
4. Mỳ khô nóng Vũ Hán
Mỳ khô nóng được xem như thương hiệu của riêng Vũ Hán. Nếu có dịp tới Vũ Hán, bạn sẽ thấy khắp nơi đều bán loại mỳ này, người dân nơi đây cực kỳ yêu thích nó, có thể ăn sáng trưa chiều tối.
Nước sốt của loại mỳ cực kỳ ngon, chỉ khi sợi mì thấm đều với nước sốt, món ăn mới trở nên hấp dẫn và hương vị tuyệt hảo.
5. Mì Dan Dan Tứ Xuyên
Cách đây rất lâu, một nhóm người ở Tứ Xuyên vác những chiếc đòn gánh đi khắp các hang cùng ngõ hẻm để bán mỳ. Sợi mỳ của họ mảnh nhưng lại có sự đàn hồi, càng ăn càng thấy nghiện.
Vì gia vị có chứa ớt dầu đỏ nên loại mỳ này có vị cay, phù hợp với khẩu vị ăn cay của người Tứ Xuyên. Loại mỳ này không quá cầu kỳ, chỉ có sợi mỳ trứng, thịt xay, tỏi, đậu phộng cùng với rau đi kèm.
6. Mỳ hoành thánh Quảng Đông
Nhiều người cho rằng, mỳ hoành thánh Quảng Đông nhạt nhẽo, ngoại trừ rau mùi và hành lá thì không có phẩm màu gì. Trên thực tế, linh hồn của món mỳ này nằm ở nước dùng và nhân hoành thánh.
Nước dùng được làm từ nước hầm xương của cá, húp một miếng là cảm nhận được ngay vị ngọt tự nhiên của cá. Khi làm mỳ, người ta thêm trứng vào để sợi mỳ dai ngon và mượt mà hơn. Dù hình thức của nó đơn giản nhưng hương vị lại rất gây nghiện.
7. Mỳ ăn liền
Nhiều người bất ngờ khi thấy mỳ ăn liền lại nằm trong danh sách này. Họ cho rằng, mỳ ăn liền không tốt cho sức khỏe, quá dễ nấu nên không bổ dưỡng. Mặc dù nó không được nhiều người lớn thích nhưng lại r