Một người từng có kinh nghiệm lâu năm trong việc mua bán hải sản đã tiết lộ sự khác biệt giữa “tôm thẳng” và “tôm cong”. Nếu không biết cách lựa chọn, rất dễ mua phải tôm chết trong tủ lạnh, loại tôm này không chỉ kém chất lượng thịt mà còn có mùi tanh nồng nặc, dù chế biến theo cách nào cũng không đảm bảo chất lượng, hương vị tương đối kém.
Khi đi siêu thị hoặc chợ rau để chọn tôm, chúng ta phải mua tôm cong.
Bởi vì sau khi tôm chết, cơ thịt của nó tương đối lỏng lẻo, dù bạn có vặn thế nào thì loại tôm này cũng rất thẳng. Nếu là tôm sống, thân của nó sẽ uốn cong một cách tự nhiên khi bị kích thích bởi nhiệt độ thấp, vì vậy loại tôm này cũng sẽ cong lên sau khi bị lạnh, đây là tôm tươi.
Giải thích cụ thể hơn, bạn sẽ thấy khác với những con tôm đông lạnh, bơm hóa chất hoặc bị ươn do để lâu ngày, tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc. Tuy nhiên, tôm không to và dày thịt khác thường.
Cách chọn tôm theo từng loại
Tôm sắt: Loại này có kích thước nhỏ hơn so với các loại khác nhưng thịt tôm có hương vị thơm ngon, khi ăn có vị ngọt đậm đà hơn. Khi mua tôm sắt bạn nên nên chọn con tôm còn tươi, có màu hồng trắng. Nếu vỏ chuyển sang màu hồng đậm là tôm để lâu.
Tôm he: Tôm he nhìn gần giống với tôm sú nhưng nhỏ và có vỏ mỏng hơn. Tôm còn nhảy tanh tách, màu hồng trắng, mắt xanh là những con tôm ngon.
Tôm hùm: Phần càng xanh trong, vỏ tươi bóng. Tốt nhất là nên mua tôm còn bơi khỏe. Lớp vỏ ngoài tôm cứng, bóng sáng đẹp mắt. Càng tôm không bị rụng, phần đầu và mình phải khít nhau, không bị lồi phần thịt ra ngoài.
Ngoài ra khi chọn tôm, bạn cần lưu ý thêm các thông tin sau:
Tôm tách đầu và đuôi
Khi cầm lên một số con tôm thấy đầu và đuôi tôm đã rụng rõ ràng chứng tỏ tôm đã bảo quản quá lâu, đầu tôm bắt đầu thối rữa, mềm nhũn, không nên mua loại này.
Vỏ tôm có màu đỏ
Có một số con tôm khi vận chuyển bị nóng vỏ chuyển sang màu đỏ, loại tôm đỏ này không mua được vì thịt tôm loại này đã bị “bở”, nấu chín không còn dai nữa. Khi chọn tôm, bạn phải mua tôm có vỏ thật sạch và không bị chênh màu.
Thịt tôm tương đối mềm khi véo
Nếu khi mua tôm, thịt tôm không đàn hồi mà mềm tức là đuôi tôm đã bắt đầu thối, thịt tôm loại này khi cầm vào tương đối mềm. Đặc biệt phần đầu tôm và phần đuôi tôm tách ra khá rõ ràng nên loại tôm này sau khi nấu chín cả gian bếp sẽ rất tanh, vì vậy bạn không nên mua loại tôm này.
Quan sát đuôi tôm
Kiểm tra phần đuôi tôm sẽ giúp xác định được độ tươi sống của chúng. Để kiểm tra độ tươi của tôm, cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt. Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi. Ngoài ra, khi cầm tôm lên nếu thấy có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc tôm bị nhớt, dính vào nhau khi không nên mua.
Chân tôm
Cần quan sát xem phần chân của tôm còn gắn chặt vào thân hay không, thịt tôm phải săn chắc. Ngoài ra, không nên chọn mua những con tôm có chân đã bị chuyển sang màu đen vì đây chính là dấu hiệu cho thấy chúng không còn tươi.
Cách bảo quản tôm tươi
Để bảo quản tôm đúng cách, bạn nên lưu ý khi tôm còn tươi, nên loại bỏ đầu tôm sau khi mua về sơ chế sạch, để ráo nước. Đầu tôm và mắt tôm thường chứa nhiều loại vi khuẩn có thể ảnh hưởng tới chất lượng món ăn và sức khỏe.
Để bảo quản tôm tươi nguyên con, tôm chế biến trong thời gian ngắn và nõn tôm tươi, bạn nên bỏ tôm trong các ngăn đá trong tủ lạnh hoặc bỏ chúng trong tủ đông để tôm đảm bảo được nhiệt độ thấp.
Khi đông đá, thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất. Tuy đây là cách bảo quản trong thời gian dài nhưng bạn không nên quá lâu, tốt nhất là dưới 30 ngày để tránh mất đi giá trị dinh dưỡng của tôm.