Trong phần của hạt mít có tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid, 1,4% các chất khoáng. Loại hạt này cũng chứa khá nhiều hai vitamin B là thiamine và riboflavin. Đây là chất có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng khác.
Ảnh minh họa
5 công dụng tuyệt vời của hạt mít với sức khỏe
Hạt mít hỗ trợ tiêu hóa
Tương tự như các loại hạt khác, hạt mít chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Những loại chất xơ này giúp cải thiện các vấn đề về hệ tiêu hóa và nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột. Những lợi khuẩn đường ruột này lại giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường chức năng miễn dịch.
Giúp giảm táo bón
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra việc bổ sung chất xơ có thể giúp giảm táo bón. Hơn nữa, chất xơ có thể giúp ngừa viêm ruột và làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
Giảm cholesterol trong máu
Hàm lượng chất xơ dồi dào và các chất chống oxy hóa trong hạt mít có tác dụng điều hòa cholesterol. Chúng ức chế và làm giảm cholesterol có hại, cải thiện cholesterol có lợi. Điều này đã được các nhà khoa học kết luận sau khi nghiên cứu ở chuột thí nghiệm. Với công dụng này, ăn hạt mít sẽ điều hòa huyết áp, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hỗ trợ chức năng của tim.
Ngừa thiếu máu
Ăn hạt mít một hay hai lần một tuần sẽ làm tăng hàm lượng sắt trong cơ thể. Sắt là một thành phần của huyết cầu tố giúp tái tạo tế bào máu đỏ bằng việc cung cấp oxy tới các cơ quan. Hạt mít tốt cho những người có mức hemoglobin thấp, nó sẽ giúp giảm nguy cơ thiếu máu, đồng thời tăng cường năng lượng, lưu thông máu để giúp não luôn khỏe mạnh.
Tốt cho tim mạch
Hạt mít là rất tốt cho bệnh nhân tim vì hạt không có cholesterol xấu. Hạt giống ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể.
3 tác hại đáng sợ nếu ăn nhiều hạt mít
Ảnh minh họa
Làm giảm hiệu quả của thuốc
Một số nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra tác động làm chậm và ngăn ngừa đông máu. Ăn hạt mít có nguy cơ tăng chảy máu nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị chứng đông máu. Bác sĩ khuyến cáo hạt mít không tốt cho người đang dùng một trong các loại thuốc: Aspirin, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc chống đông máu, thuốc chống tập kết tiểu cầu.
Cản trở hấp thụ dinh dưỡng
Hạt mít chứa tanin và chất ức chế trypsin. Chúng liên kết với sắt, kẽm để tạo thành một khối không hòa tan và cản trở khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể. Tanin cũng ức chế hấp thụ, chuyển hóa protein và thức ăn ở đường tiêu hóa. Điều này dẫn tới chứng khó tiêu, đầy bụng. Để giảm hàm lượng tanin và chất kháng dinh dưỡng, bạn cần nấu chín kỹ hạt mít trước khi ăn.
Gây tăng cân
Hạt mít nhỏ nhưng chứa nhiều năng lượng hơn múi mít. Ăn 100g hạt mít (khoảng 4 hạt) có thể cung cấp 190 calo. Bạn cần nhảy dây hoặc chạy bộ ít nhất 30 phút mới có thể giải phóng hết năng lượng từ 100g hạt mít. Cùng lúc ăn 10 – 15 hạt sẽ nạp khá nhiều năng lượng. Nếu không kịp vận động để tiêu hao, calo sẽ tích trữ mỡ thừa gây tăng cân.
Cách ăn hạt mít tốt nhất cho sức khỏe
Hạt mít sống chứa khá nhiều độc tố gây hại cho cơ thể, vì thế, chúng ta không nên ăn hạt mít sống, thay vào đó hãy làm chín hạt mít bằng phương pháp rang, nướng hoặc luộc để làm bất hoạt hai loại chất độc này.
– Nếu luộc hạt mít, bạn hãy rửa sạch, đun trong nồi nước khoảng 20 – 30 phút, khi hạt mềm lấy ra để ráo, trước khi dùng.
– Nếu rang hạt mít, bạn cho vào lò nướng khoảng 205 độ C trong 20 phút, hoặc cho đến khi chúng chuyển sang màu nâu là được.
Ngoài ra, bạn có thể kết hợp sử dụng hạt mít với mật ong để phòng chống bệnh tật.
Cách làm: Bóc trần hạt mít đã luộc chín, cho vào máy xay sinh tốt xay nhiễn. Sau đó cho thêm mật ong để được hỗn hợp sánh mịn. Bạn có thể ăn 2 thìa mỗi ngày hoặc pha với nước ấm uống vào mỗi sáng.