Kết thúc phiên giao dịch 26/5, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 68,30 triệu đồng/lượng – 69,32 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 68,20 triệu đồng/lượng – 69,10 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 68,30 triệu đồng/lượng – 69,30 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 68,20 triệu đồng/lượng – 69,10 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 26/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.851 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.855 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 25/5 thấp hơn khoảng 2,3% (44 USD/ounce) so với đầu năm 2021. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,9 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 17,4 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 26/5.
Giá vàng trên thị trường quốc tế hồi phục sau khi giảm khá mạnh trước đó. Một đồng USD suy yếu là yếu tỗ hỗ trợ cho mặt hàng kim loại quý.
Vàng vẫn trong tình trạng yếu trong bối cảnh các thị trường chứng khoán trên thế giới, trong đó có Mỹ ổn định trở lại su khi xuống mức thấp nhất trong 12 tháng.
Tuy nhiên, vàng được hỗ trợ bởi giá dầu tăng và lợi tức trái phiếu Mỹ giảm.
Đêm qua Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đưa ra lời cảnh báo cho biết, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải vật lộn với sự bùng phát của đại dịch Covid-19 và nhiều thành phố lớn phải phong tỏa. Theo đó, tình hình còn tồi tệ hơn năm 2020 khi đại dịch lần đầu tiên xuất hiện.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi nỗ lực nhiều hơn nữa để giảm tỷ lệ thất nghiệp đang tăng vọt. Những nút thắt trong chuỗi cung ứng của Trung Quốc và cuộc chiến Nga-Ukraine đã khiến giá hàng hóa và dịch vụ trên toàn thế giới tăng cao.
Dự báo giá vàng
Vàng được xem là tài sản đầu tư an toàn trong khủng hoảng và là hàng rào chống lại lạm phát. Tuy nhiên, việc tăng lãi suất đã gây áp lực lên tài sản không sinh lãi như vàng.
Trong phiên trước, Ủy ban Thị trường Mở của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FOMC) bày tỏ quan điểm cứng rắn về lập trường thắt chặt chính sách tiền tệ.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện đã xác nhận nguy cơ lạm phát tăng cao và mối đe dọa ngày càng tăng của nó đối với nền kinh tế. Nhiều khả năng, cơ quan này sẽ tăng lãi suất mỗi lần thêm 50 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 6 và tháng 7.
Khi đó, đồng USD được cho là sẽ tăng giá, qua đó gây áp lực lên vàng.
Dù vậy, mặt hàng kim loại quý vẫn chịu nhiều yếu tố tác động trái chiều và biến động không có xu hướng rõ ràng.