Theo Daily Mail, bước nghiên cứu đầu tiên trên chuột đã giúp các nhà khoa học phát hiện ra rằng các protein do cơ thể tiết ra khi tập thể dục, vốn có tác dụng sửa chữa các cơ bị hao mòn do tập thể dục, cũng có tác dụng tấn công tác tế bào ung thư.
Cụ thể họ được yêu cầu dành 2 lần/tuần cho các bài tập tạ, tập gym có lực cản hoặc yoga; cộng với đi bộ nhanh 3 lần/tuần; với thời lượng mỗi buổi tập là 30 phút.
Kết quả đối chiếu giữa nhóm tập thể dục nói trên và nhóm không tập cho thấy 2,5 giờ luyện tập mỗi tuần đã giúp họ cải thiện tỉ lệ sống sót trong 5 năm thêm tận 50%.
Các thí nghiệm tiếp nối trên chuột đã lý giải nguyên nhân. Với mỗi tuần 5 lần tập thể dục, mỗi lần 30 phút, tỉ lệ hình thành khối u được giảm bởi tới 50%. Với một chế độ siêng năng hơn – chạy bộ hàng ngày trên máy, các con chuột thậm chí giảm được 25% trọng lượng khối u so với nhóm không tập, dù nhận được thuốc điều trị ung thư như nhau.
Các tác giả lý giải rằng adrenaline tiết ra thông qua việc tập thể dục đã kích thích cơ thể sản xuất một loại protein tên là interleukin-15. Protein này làm tăng sức mạnh tế bào T CD8 của hệ thống miễn dịch, giúp chúng tiêu diệt các tế bào ung thư mạnh mẽ hơn.
Lượng tế bào T CD8 dồi dào cũng được tìm thấy ở các bệnh nhân có tập thể dục trong thử nghiệm lâm sàng.
Nhóm nghiên cứu cũng nghiên cứu mối liên hệ giữa người được điều trị ung thư bằng thuốc dựa trên liệu pháp miễn dịch với việc tập thể dục. Kết quả cho thấy chế độ tập như trên có thể giúp tăng hiệu quả của thuốc ung thư lên tới 175%.
”Việc tập thể dục dù nhẹ nhàng cũng là thay đổi sâu sắc môi trường khối u, cho thấy tiềm năng của phương pháp điều trị kết hợp này” – Giáo sư Dafna Bar-Sagi từ Đại học New York, một trong các tác giả chủ chốt của nghiên cứu, cho biết.