Có rất nhiều phụ huynh đã hứa sẽ tặng cho con mình một chiếc điện thoại thông minh khi con lên cấp hoặc đại học, nhưng họ lo lắng con sẽ nghiện điện thoại mà bỏ bê việc học.
Tuy nhiên, có một số em cải thiện được điểm số nhờ sử dụng điện thoại. Điểm chung của các em này là được cha mẹ áp dụng các quy tắc, hiểu được nỗi sợ trên internet và sử dụng điện thoại đúng cách.
Theo một khảo sát được thực hiện bởi Chính quyền Thủ đô Tokyo, Nhật Bản vào tháng 4 năm 2020, tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh hiện nay của trẻ em hiện nay là 30% học sinh tiểu học, 70% là từ học sinh cấp 2 trở lên.
70% học sinh cấp 2 sở hữu điện thoại thông minh, điều này cho thấy lợi ích của việc trẻ có điện thoại rất lớn. Trẻ có thể dùng điện thoại để liên lạc với bạn bè, giáo viên, trường lớp… khi có vấn đề đột xuất.
Ngoài ra, trẻ có thể học được rất nhiều bài học miễn phí trên Youtube hay những vấn đề khó được giải đáp nhờ Google.
1. Ưu điểm khi trẻ sử dụng điện thoại thông minh
– Giữ liên lạc với bạn bè sau khi tốt nghiệp.
– Làm bài tập về nhà với bạn bè.
– Các vấn đề có thể được kiểm tra ngay lập tức.
– Học với video và ứng dụng.
2. Nhược điểm khi trẻ không sử dụng điện thoại thông minh
– Bất cập khi liên lạc với bạn bè.
– Khó giải quyết bài tập về nhà hoặc các vấn đề.
– Rất khó để chia sẻ những thay đổi đột ngột trong các hoạt động, sự kiện của câu lạc bộ.
Nguyên nhân của việc nghiện điện thoại và những thứ khác
Nếu biết cách sử dụng điện thoại thông minh, nó rất có lợi cho các em học sinh. Nhưng cha mẹ thường lo lắng về việc con mình nghiện điện thoại, bị bắt nạt trên mạng và nhiều rắc rối do MXH mang lại.
Trước khi cho con cái sử dụng điện thoại thông minh, cha mẹ cần đặt ra các quy tắc để dễ dàng quản lý.
– Vấn đề nghiện điện thoại thông minh
Các trò chơi trên điện thoại thông minh hay MXH như TikTok, Facebook, Instagram… khiến cho trẻ không bao giờ cảm thấy chán và dễ bị nghiện. Có không ít trường hợp trẻ nghiện game, sau đó nạp tiền vào.
Để đối phó với điều này, cha mẹ cần giới hạn thời gian trẻ sử dụng điện thoại, không để trẻ biết được thông minh tài khoản ngân hàng của mình, chỉ cho phép tải một số ứng dụng nhất định.
– Vấn đề bắt nạt trên mạng
Trẻ tham gia một hội nhóm nào đó trong các ứng dụng và trở thành người bị bắt nạt hoặc người bắt nạt kẻ khác.
Cha mẹ có thể đối phó với điều này bằng cách nói rõ cho con cái hiểu rằng, chúng không nên đăng ảnh khoe khoang, tỏ thái độ không hài lòng một cách thái quá, không tham gia vào các hội nhóm bậy bạ. Đặc biệt, trẻ không được phép đặt mật khẩu khoá điện thoại.
– Vấn đề lừa gạt trên mạng
Trẻ có thể nhắn tin với người lạ và bị lừa tiền, lừa tình.
Cha mẹ cần dặn dò trẻ không được kết bạn với người lạ, không trả lời tin nhắn không xác định, không nhấn vào những đường link lạ, không tải ảnh có tên và địa chỉ lên mạng.
Dạy trẻ các quy tắc và cách cư xử với Internet trước khi cho chúng sử dụng điện thoại thông minh.
Điện thoại thông minh là vật dụng có thể tốt hoặc xấu đối với trẻ em tùy thuộc vào cách chúng được sử dụng. Vì vậy, việc thiết lập các nguyên tắc khi cho trẻ sử dụng điện thoại là điều vô cùng cần thiết