Axit béo omega-3 còn có thể hỗ trợ làm giảm cholesterol, giảm viêm, giảm triglycerides, giảm huyết áp, giảm đông máu, giảm nguy cơ đột quỵ và suy tim, điều hòa nhịp tim, có thể tăng khả năng phát triển trí não ở trẻ em.
Trong các nghiên cứu giám sát độc lập, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng người Nhật Bản có tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch thấp so với quốc gia khác một phần chính là do trong ăn uống chế độ của họ có cá và các loại axit béo có trong cá.
Bên cạnh đó, cá hồi là thực phẩm chứa nguồn vitamin B12 phong phú giúp cho các tế bào máu và thần kinh hoạt động tốt. Hàm lượng DHA trong axit béo omega-3 của cá hồi có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần kinh giúp cải thiện trí nhớ và sự thông minh.
Theo một số nghiên cứu, ăn cá hồi thường xuyên giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc rối loạn ái lực như trầm cảm. Axit béo bão hòa đa làm giảm bớt rối loạn tâm thần và hiệu quả đối với chứng suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Đặc biệt có ý nghĩa đối với trẻ em từ 4-12 tuổi có vấn đề về tâm trạng và lo lắng về hành vi rối loạn…
Những bà mẹ khi mang thai tiêu thụ ít nhất 450g cá hồi/tuần sẽ sinh ra những đứa trẻ có chỉ số IQ cao hơn và có khả năng giao tiếp tốt hơn so với những đứa trẻ khác.
Cá hồi và các loại cá béo khác có thể giúp giảm viêm, làm giảm các yếu tố nguy cơ của một số bệnh và cải thiện các biểu hiện ở những người bị viêm nhiễm. Theo nhiều chuyên gia, viêm nhiễm là nguyên nhân gây ra các bệnh lý mạn tính như tim mạch, đái tháo đường và ung thư. Đó là bởi các axit béo omega-3 trong cá có tính chất chống viêm, hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm mạn tính tới 52%. Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần và lâu dài, dù là loại cá nào, cũng giúp hỗ trợ giảm 29% nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.
Cá hồi còn là thực phẩm chứa nhiều kali. Đặc biệt trong cá hồi tự nhiên, có 13% RDV (giá trị hàng ngày được đề xuất) trong 130g cá hồi. Lượng kali trong cá hồi nuôi thấp hơn một chút, chỉ cung cấp 9% liều lượng cần thiết hàng ngày.
Selen là một khoáng chất được tìm thấy trong đất và một số loại thực phẩm. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng cung cấp selen trong chế độ ăn qua thực phẩm vẫn rất quan trọng. Một số nghiên cứu cho thấy selen giúp duy trì sức khỏe của xương, hỗ trợ làm giảm nguy cơ gây ung thư. Tiêu thụ cá hồi và các loại hải sản giàu selen khác nhau làm tăng lượng selen trong máu ở những bệnh nhân có chế độ ăn ít selen.
Với những lợi ích tuyệt vời như trên, bổ sung cá hồi vào chế độ ăn là cách dễ dàng giúp chúng ta đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên, để chọn được cá hồi ngon chuẩn thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số bí quyết để chọn được cá hồi tươi ngon các bạn có thể tham khảo:
– Quan sát màu sắc thịt cá
Màu sắc và độ ẩm là những cách tuyệt vời để biết cá hồi còn tươi. Không nên chọn cá hồi có bất kỳ đốm nâu hoặc các đốm đổi màu. Thịt cá hồi tươi phải có màu hồng tươi hoặc cam. Nếu thịt chuyển sang màu tối hơn nghĩa là thịt cá đã bị ươn hoặc sắp chuyển sang giai đoạn phân hủy.
– Không nên có mùi tanh
Nếu cá hồi có mùi tanh hoặc chua – đây là dấu hiệu nó đã bị ôi thiu và không an toàn để ăn. Điều này áp dụng cho cả cá nguyên con và cá philê.
– Thịt cá có độ đàn hồi
Thịt cá ngon sẽ có độ đàn hồi cực kỳ tốt. Khi ấn tay vào phần thịt cá thấy có vết lõm nhưng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu là thịt cá còn tươi.
Ngoài ra, bề mặt của miếng thịt phải khô ráo, không bị ẩm ướt hay chảy dịch lạ. Các vân mỡ trên mình cá đều màu và sáng không bị sỉn màu hay có đốm nâu.
– Chọn cá theo mùa
Tốt nhất nên chọn mua cá hồi hoang dã trong mùa, thường là từ tháng 5 đến tháng 9. Có thể mua cá hồi hoang dã trong thời gian khác. Tuy nhiên, nếu bạn lấy cá trong thời gian này, hãy cố gắng lấy cá hồi hoang dã đông lạnh. Cá hồi đông lạnh thường được đông lạnh ngay lập tức và vận chuyển. Điều này cho phép cá giữ được hương vị và hầu hết chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, cá hồi nuôi cũng là lựa chọn thích hợp. Cá hồi nuôi có chi phí thấp hơn và là sự thay thế bền vững cho cá hồi đánh bắt truyền thống. Cả 2 loại đều giữ được các chất dinh dưỡng nhất định.