Nấm cục trắng được gọi là “kim cương” do độ hiếm của chúng. Nó có màu vàng nhạt, nâu nhạt, màu be với các đường vân tuyệt đẹp. Nấm cục được bán ra thị trường từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm, sản lượng cực kỳ ít, khoảng 3 tấn. Đây là loại nấm cục hiếm, quý và đắt nhất trong các loại nấm cục.
Nấm cục trắng chỉ được tìm thấy ở vùng Piedmont, Italia, nổi tiếng nhất là 2 thị trấn Alba và Asti. Ngoài ra, nấm cục trắng còn có ở Umbria.
Tháng 11 hằng năm, vùng Alba sẽ tổ chức một cuộc đấu giá nấm cục trắng quốc tế, chọn ra những cục nấm to nhất, đương nhiên giá tiền cũng sẽ rất đắt đỏ.
2. Nấm cục đen
Nấm cục đen được công nhận trên toàn thế giới là món ngon của người sành ăn, cùng với gan ngỗng và trứng cá muối, bộ 3 này là “mỹ vị của dân gian”. Vào mỗi mùa thu và mùa đông, người ta lại háo hức đi tìm nấm cục đen.
Loại nấm này không có màu sắc rực rỡ nhưng có mùi thơm rất tinh tế, khó cưỡng lại được. Nó còn được ví như “viên kim cương trong nhà bếp”.
3. Khoai tây La Bonnotte
Đây chắc chắn là loại khoai đắt nhất thế giới, là sản phẩm cải tiến của ngành nông nghiệp Pháp năm 1994. Do yêu cầu về khí hậu, đất đai và các điều kiện khác, La Bonnotte là giống khoai tây hiếm có, sản lượng hàng năm dưới 100 tấn.
Vì khoai tây rất mềm nên bất kỳ dụng cụ nào cũng có thể làm hỏng chúng nên chỉ có thể thu hoạch bằng tay. Giá của loại khoai tây này có thể lên tới 700 USD/kg (16 triệu đồng). Nhưng vì hương vị của nó rất tinh tế và ngọt ngào, nhiều người sành ăn nói rằng, đó là một món ngon đáng đồng tiền bát gạo.
4. Nấm Matsuke
Giống như nấm cục, sự ra đời của mỗi cây nấm matsutake là một điều kỳ diệu của tạo hóa. Matsutake chỉ mọc ở những khu rừng nguyên sinh không bị ô nhiễm, hiện nay trên thế giới chưa thể trồng nhân tạo được.
Quá trình sinh trưởng của nấm matsutake diễn ra cực kỳ chậm, thường kéo dài 5-6 năm, nhưng tuổi thọ lại cực kỳ ngắn. Thông thường chỉ cần 7 ngày là thể quả của nấm sẽ trưởng thành. 48 tiếng sau đó, thể quả của nấm sẽ già đi và mất hết dinh dưỡng. Do đó, việc thu hái và bảo quản nó rất khó nên cực kỳ quý giá.
Ở Nhật Bản, nấm matsutake được xem là một loại nấm linh thiêng. Có thể nói rằng matsutake đối với người Nhật giống như nấm cục đối với người Pháp. Giá trị dinh dưỡng của matsutake rất cao, và điều ấn tượng nhất là nó có chứa một chất chống ung thư độc đáo. Người Nhật ăn nó như một loại thực phẩm chống ung thư nên ngày càng được nhiều người tìm kiếm.
5. Măng tây trắng
Có 3 loại măng tây xanh, tím và trắng và sự khác biệt về màu sắc là do phương pháp canh tác. Măng tây xanh và tím mọc trên mặt đất nơi chúng nhận được một ít ánh sáng mặt trời. Măng tây trắng mọc vùi trong đất. Đây là lý do tại sao măng tây xanh và tím có nhiều hương vị, trong khi măng tây trắng có hương vị tinh tế hơn.
Măng tây trắng được coi là loại rau ngon nhất ở châu Âu. Người Đức gọi nó là “vàng trắng”. Vua Louis XIV của Pháp là fan cuồng của nó.
Chỉ riêng một món ăn có măng tây trắng làm món ăn kèm, dù được bán với giá 90 euro (2,3 triệu đồng) tại một nhà hàng 3 sao Michelin ở châu Âu, vẫn có người xếp hàng dài để trả tiền.
Hoàng gia châu Âu rất thích măng tây trắng, điều này cũng thể hiện sự cao quý của loại rau này. Người Đức gọi măng tây trắng là bữa ăn của hoàng gia. Sức hấp dẫn của nó không chỉ nằm ở hương vị thơm ngon, tươi mát, mềm ngon mà còn bởi nó rất giàu protein, carbohydrate, vitamin tổng hợp và nhiều loại axit amin, được mệnh danh là “vua của các loại rau” và “vàng trắng”.
6. Khoai môn Tanbu
Khoai môn Tanbu là đặc sản của làng Wengang, thị trấn Tanbu, quận Huadu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Khoai môn sản xuất ở làng Wengang rất đặc biệt, khi cắt khoai môn ra có thể thấy thịt khoai môn có những đường gân nhỏ màu đỏ lạ mắt.
Lớp đất mặt của làng Wengang chứa hàm lượng phốt pho và kali cao nên khoai môn Tanbu được trồng ở đây có kích thước lớn.
Tương truyền, Hoàng đế Càn Long của triều đại nhà Thanh đã từng ăn món thịt heo hầm khoai môn khi đi du lịch và hết lời khen ngợi. Sau khi trở về kinh đô, ông đã ra lệnh hằng năm phải cống nạp loại khoai môn này. Kể từ đó, khoai môn Tanbu trở nên rất nổi tiếng.
Vào ngày 26/12/2012, một lễ hội khoai môn Tanbu diễn ra. Người ta đã đấu giá củ khoai môn nặng 5,85kg với giá 10 nghìn tệ (34 triệu đồng), vì thế nó được coi là loại khoai môn đắt nhất thế giới.
7. Rau diếp hồng
Rau diếp thường có màu xanh đặc trưng, nhưng ít người biết được nó cũng có loại màu hồng tên là Radicchio del Veneto. Màu sắc độc đáo của nó có lẽ nhiều người chưa nhìn thấy bao giờ nên có cảm giác không giống rau mà giống một bông hoa hơn.
Được biết, loại rau diếp xoăn màu hồng này chủ yếu mọc ở vùng Veneto của Italia. Sở dĩ nó có màu sắc đặc biệt này là do được trồng trong môi trường không có quang hợp.
Hiện nay, loại rau diếp này chỉ thấy ở nước ngoài, chưa phổ biến. Các món ăn làm từ đó rất hấp dẫn, khiến thực khách không nỡ ăn.