1. Phật nhảy tường
Người ta nói rằng, món này ngon tới mức Phật cũng phải bỏ thiền, nhảy qua vách để ca ngợi độ ngon của nó. Để làm ra món này, người ta mất tới 10 ngày để nấu bằng những bí quyết gia truyền.
2. Thịt khối kim tự tháp (khâu nhục)
Món ăn này là đòi hỏi đầu bếp phải có kỹ thuật sử dụng dao điêu luyện. Khi thái thịt, phải thái từ ngoài vào trong một cách đồng đều và liên tục, độ dày các lát phải bằng nhau. Sau khi tẩm ướp và nấu, nó sẽ được xếp thành từng lớp giống như kim tự tháp.
Các lát thịt mỏng nên tốn nhiều công sức để sắp xếp, điều này thể hiện kỹ năng dùng dao tuyệt vời của đầu bếp.
3. Ruột heo om
Khi nói tới ẩm thực tỉnh Sơn Đông, chắc chắn người Trung Quốc sẽ nghỉ ngay tới món ruột già heo om với nước sốt kinh điển này. Món này có phiên âm Hán Việt là “Đại Tràng Cửu Chuyển”. Người ta cho rằng, nó có thể sánh ngang với “tiên dược Cửu Trùng Đài”.
Đúng như tên gọi của nó, để làm ra món này cũng cần phải trải qua 9 bước nấu, giống như luyện kungfu, cách làm cực kỳ rườm rà, hương vị rất tuyệt vời.
4. Đậu phụ Wensi (Đậu phụ Hoa cúc)
Trong số các món ăn truyền thống Trung Quốc, món dùng dao cắt nhiều nhất chính là đậu phụ Wensi. Đây không còn là một món ăn đơn thuần mà là tác phẩm kỳ công thực hiện.
Ngày nay, đậu phụ Wensi là món ăn được các đầu bếp Trung Quốc thực hiện cho người nước ngoài xem. Đầu bếp thể hiện tay nghề dùng dao tuyệt đỉnh của mình, cắt miếng đậu phụ thành hàng ngàn miếng nhỏ, mỏng như sợi tóc, liên tục, không đứt gãy.
Để đạt được tới trình độ này, đầu bếp phải rèn luyện tay nghề của mình từ 3 – 5 năm. Món ăn này được mọi người tán dương rất nhiều, hương vị vô cùng thơm ngon.
5. Bộ Tứ Bảo
Đây là món ăn nổi tiếng của tỉnh Hà Nam. Món ăn sau khi hoàn thành được bày ra trước mặt thực khách là một con vịt nguyên con ngập trong nước súp. Khi cắt con vịt này ra, bạn sẽ thấy bên trong còn có thêm 3 con: gà, bồ câu và chim cút, cùng với hải sâm, nấm đông cô.
Điều đặc biệt ở đây là 4 con được xếp chồng lên nhau, giữ nguyên con, da giòn, không bị nát, thịt thấm mềm.
6. Hắc sâm trứng tôm
Khác với hải sâm, loại hắc sâm này có kích thước lớn, giá trị cũng cao hơn hẳn. Đây là món ăn nổi tiếng của ấm thực Thượng Hải, được tạo ra vào năm 1930.
Hắc sâm có thịt dày, trứng tôm tươi được đánh bắt từ sông Lanqing. Để chế biến hắc sâm cần trải qua 5 bước: rang, cạo da, ngâm nước, rút ruột, rửa sạch, mất khoảng 7 ngày. Các công đoạn đều rất tỉ mỉ và công phu mới làm ra được món ăn có hương vị không thể nào quên.
7. Cải thảo ninh
Món ăn này nhìn cực kỳ đơn giản, không cầu kỳ nhưng hương vị lại vô cùng xuất sắc. Nó là niềm tự hào của ẩm thực tỉnh Tứ Xuyên.
Mặc dù nguyên liệu chỉ là loại cải thảo bình thường nhưng loại nước dùng để ninh nó lại rất kỳ công. Người ta sử dụng nước dùng gà, vịt, sườn, giăm bông và nhiều nguyên liệu khác hầm trong hơn 4 tiếng. Sau khi nước sôi, sẽ thêm các loại thịt băm khác nhau vào.
Trải qua 2 lần ninh, nước dùng trước nên trong vắt, không tạp chất, không dầu, bắp cải thì mềm vừa phải, thấm gia vị, ngọt thanh. Giá cả của món này không hề rẻ, khó có thể tìm thấy ở các nhà hàng bình thường.
8. Giá đỗ nhồi thịt
Tương truyền rằng, Từ Hi Thái hậu muốn ăn thịt theo một cách đặc biệt, vì thế các đầu bếp trong triều đình đã vắt óc nghĩ ra một món ăn vô cùng độc đáo. Món này chỉ dùng những nguyên liệu bình thường nhất là giá đỗ, nhưng quy trình của nó khiến ai cũng phải choáng váng.
Giá đỗ lựa những cây mập mạp nhất, cắt bỏ đầu đuôi, sau đó dùng kim con thoi đâm xuyên qua để khoét rỗng thân. Tiếp theo, đầu bếp sẽ nghiền nhuyễn thịt, rồi nhồi vào trong thân giá đỗ. Để làm được điều này thực sự đòi hỏi rất nhiều công sức.