Hàu và các món cháo hàu cung cấp một số chất dinh dưỡng độc đáo, là “kho dự trữ” khoáng chất, vitamin, hợp chất hữu cơ khổng lồ – rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt khi hàu nấu với các loại hải sản phơi khô có độ ngọt và ngon hơn rất nhiều, lại cải thiện được cả chuyện phòng the.
Hàu nấu các món cháo hàu rất ngon miệng và nhiều bổ dưỡng cho cơ thể. Ảnh minh họa.
Theo Lương y Đình Thuấn (đã cho biết trên Báo Sức khỏe và Đời Sống), Đông y cho rằng vỏ hàu vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc, vào kinh can và thận, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, làm dịu, giảm đau. Thịt hàu vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ áp, lợi tiểu, trừ nóng khát, hư tổn…
Thông tin từ Ngũ Phúc Đường gọi hàu là vị thuốc quý ngàn năm trong đông y. Thịt hàu có vị ngọt hơi mặn, tính mát, không độc, tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Thịt hàu rất giàu chất dinh dưỡng, có đạm, đường glucid, chất béo, magiê, can xi, các hợp chất hữu cơ và khoáng chất. Đặc biệt là hàm lượng kẽm cao – nên thường được dùng chế biến thành các món ăn bài thuốc bồi bổ sinh lý, tốt cho đời sống tình dục. Thời xưa các ngự y dùng hàu như một đặc sản trong các món ăn để tăng cường thể lực cho các vị vua chúa, cung tần.
Ngũ Phúc Đường còn hướng dẫn cả món ăn bài thuốc từ thịt hàu phi thơm với hành rồi xếp lại vào vỏ. Rắc hành lá lên mặt, cho vào nồi hấp 2 phút với lửa to – rất tốt cho nam giới có chứng di mộng tinh, hoạt tinh, yếu sinh lý, liệt dương, hiếm muộn.
Sau đây là vài cách nấu cháo hàu ngon độc đáo giúp cải thiện sức khỏe và cả “chuyện ấy”.
Cách nấu cháo hàu hải sản khô
Nguyên liệu
– 1 kg thịt hàu tươi đã nướng, tách vỏ, rửa sạch
– 50 gram tôm khô
– Mực khô ngon 2 con
– Gạo (hoặc cơm nguội để nấu cháo cho nhanh).
– Hành tím 2 – 3 củ. Ngò rí (rau mùi), 1 miếng gừng tươi.
– Rau thơm ăn kèm: Tần ô, cải bẹ xanh.
– Gia vị nêm nếm: đường trắng, nước mắm loại ngon, muối, bột nêm…
Tôm mực khô nấu cháo hàu rất ngon ngọt đặc biệt. Ảnh minh họa.
Cách làm
Cho gạo (hoặc cơm nguội) vào nồi với 2 lít nước lọc đun trên lửa to cho sôi mới hạ lửa.
Trong lúc chờ cháo nhừ cần làm:
– Ngâm tôm khô cho mềm, rồi vớt ra để ráo.
– Mực khô nướng chín sơ, xé thành các sợi nhỏ.
– Hành tím bóc vỏ thái lát 2 – 3 củ.
– Thịt hàu tươi nướng rồi tách vỏ, rửa sạch. Phi thơm hành tím, cho thịt hàu vào xào sơ, nêm nếm gia vị khoảng 2 phút thì vớt ra để riêng.
– Ngò rí (rau mùi), hành lá rửa sạch, xắt nhỏ. 1 miếng gừng tươi cỡ ngón út đem gọt vỏ, thái sợi chỉ. Tần ô, cải bẹ xanh rửa sạch, để ráo.
Khi cháo nhừ thì cho tôm khô, mực khô xé nhỏ vào khuấy đều, nêm lại gia vị cho cháo vừa miệng.
Đổ tiếp hàu xào vào nồi cháo, đảo đều trên lửa lớn cho sôi lại thì bắc xuống. Múc cháo ra tô, rắc hành lá, gừng sợi, rau thơm vào ăn kèm.
Lưu ý là món cháo hàu nấu với tôm khô, mực khô ngọt tự nhiên, không cần nêm nếm nhiều.
Món cháo hàu tiêu xanh cần thêm những loại rau ăn kèm có tác dụng giải cảm. Ảnh minh họa.
Cháo hàu – tiêu xanh giải cảm
Nguyên liệu
– 300 gram hàu sữa tươi (đã sơ chế kỹ, tách thịt)
– Gạo tẻ (tùy lượng người ăn)
– 5 nhánh tiêu xanh, 1 trái ớt tươi, tỏi băm, gừng
Gia vị: 2 thìa cà phê đường trắng, 3 thìa cà phê muối ăn, 1 thìa cà phê bột nêm, 1/3 thìa cà phê bột ngọt, 1/3 thìa cà phê tiêu xay, 1 thìa cà phê bơ, dầu ăn.
Rau thơm ăn kèm: Hành lá xắt nhỏ, rau răm… Vì cháo hàu tiêu xanh dành cho người mệt, ốm nên chọn hành lá, tía tô (hành tăm, củ nén…) có tác dụng giải cảm, giảm sốt.
Cách làm
– Vo gạo sạch đổ vào rá, phơi nắng cho ráo nước và khô hạt.
– Nướng sơ tiêu xanh, ớt tươi, gừng rồi lấy 1 phần tiêu xanh, 1 lát gừng tươi, ớt bỏ xay/giã nhuyễn.
– Tỏi lột vỏ, băm nhỏ, phi thơm rồi đổ thịt hàu vào xào. Cho tiếp 1 phần tiêu xanh, gừng, ớt giã vào chảo xào cùng hàu 2 phút thì trút ra đĩa riêng.
– Lấy chảo sạch khác, cho dầu ăn và bơ vào đun nóng thì đổ gạo đã phơi vào rang để tăng hương vị. Khi gạo dậy mùi thơm đặc trưng thì đổ vào nồi với 2 lít nước và cho nốt phần tiêu xanh, gừng, ớt, với 3 thìa cà phê muối vào nồi, đun trên lửa to tới sôi thì hạ lửa để ninh nhừ.
Một số người hạn chế, hoặc không nên ăn cháo hàu. Ảnh minh họa.
Khi cháo nhừ thì cho thịt hàu đã xào vào nồi, khuấy đều. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc ra bát. Rắc hành lá, rau thơm xắt nhỏ lên trên, vừa ăn nóng, vừa suýt xoa mới ngon.
Món cháo hàu – tiêu xanh, kết hợp các loại gừng, tỏi, rau thơm là món ăn bài thuốc giúp giải cảm, người ốm mau phục hồi sức khỏe.
Những ai không nên ăn hàu?
Cháo hàu rất ngon miệng và an toàn. Nhưng không phải ai cũng có thể ăn hàu vì có những đối tượng không nên ăn, hoặc hạn chế ăn hàu như sau:
– Người mắc bệnh gan mãn tính;
– Người bị dị ứng hải sản;
– Người có bệnh lý nền;
– Người đang dùng các thuốc điều trị suy giảm miễn dịch…
– Người đang dùng các thuốc điều trị suy giảm miễn dịch…
– Người có chứng hư hàn hạn chế ăn hàu – nhất là thịt hàu sống.
Ngoài ra nếu ăn phải hàu sống, hàu chưa nấu chín kỹ có thể nhiễm bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibriosis (Vibrio) gây nên, rất nguy hiểm và có thể tử vong.
Triệu chứng là sau vài giờ ăn bị đau bụng, nôn, tiêu chảy, sốt… cần đưa đi viện ngay. Các bác sĩ cũng cảnh báo: Người dân không ăn hải sản sống, hoặc nấu chưa chín kỹ – đặc biệt món khoái khẩu hàu sống có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Con hàu chứa vi khuẩn Vibriosis hình dạng, mùi vị không khác với những con hàu khác nên không thể phân biệt. Nước sốt nóng, rượu, hay nước cốt chanh cũng không thể diệt được vi khuẩn Vibriosis.
Sau khi ăn hàu (và các loài nhuyễn thể khác), hay chạm vào hàu sống, tiếp xúc với nước mặn, nước lợ, nước ngâm hàu mà có triệu chứng của bệnh – cần thông báo ngay với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng.
Đề phòng bệnh
– Ăn hàu phải nấu chín kỹ. Tránh ăn hàu sống, hàu chưa nấu chín kỹ – nhất là những người dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibriosis.
– Hàu nấu chín kỹ: Đun sôi tới khi vỏ mở ra, rồi đun tiếp 3-5 phút nữa. Chỉ nên ăn khi hàu đã mở vỏ (trong khi nấu), vứt bỏ những con vỏ không mở hết sau khi đã nấu chín.
– Hàu cắt nhỏ cần đun sôi ít nhất 3 phút. Nếu chiên dầu phải chiên ít nhất 3 phút. Nướng kỹ 10 phút… để đảm bảo an toàn.
– Tách riêng hải sản nấu chín khỏi hải sản sống để tránh lây nhiễm chéo.
– Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với hải sản sống. Rửa kỹ các vết thương hở bằng xà phòng nếu bị tiếp xúc với nước mặn, nước lợ, hải sản sống.