Trước đó vào năm 2015, các đặc điểm địa chất kỳ thú của Charon đã gây sốc cho giới khoa học khi New Horizons – tàu nghiên cứu Sao Diêm Vương – ghé qua.
Theo tờ Space, thứ gây sốc chính yếu là bằng chứng về một đại dương ngầm, thứ mà giới thiên văn luôn tìm kiếm ở các thiên thể với hy vọng về sự sống.
Charon nhìn từ Sao Diêm Vương – Ảnh đồ họa từ NASA/BBC
Nhưng khác với đại dương ngầm có thể chứa nước lỏng bên dưới đồng bằng hình trái tim của Sao Diêm Vương, mà một số nhà khoa học đã tìm hiểu và kỳ vọng về một dạng sống cực đoan, đại dương ngầm của Charon dường như có sức tàn phá đáng sợ với thiên thể.
Nếu như núi lửa trên Trái Đất phun ra đá nóng chảy kinh hoàng, thì đại dương băng giá của Charon có thể tìm đường lên mặt đất thông qua các “núi lửa băng”, bằng các vụ phun trào giống núi lửa Trái Đất, nhưng là phun vật liệu băng giá.
Không chỉ vậy, các bằng chứng cho thấy đại dương này ban đầu ở trạng thái lỏng, sau đó mới dần đóng băng khi vỏ bên ngoài của mặt trăng đã thành hình. Băng có thể tích lớn hơn số nước tạo nên nó, vì thế đại dương này là nguyên nhân khiến bề mặt Charon có vết nứt – nói cách khác, “địa ngục băng” này đã làm vỡ cả mặt trăng theo nghĩa đen.
Những hẻm núi do đại dương làm vỡ trên bề mặt Charon chạy dọc theo vành đai kiến tạo toàn cầu, ngăn cách các vùng địa chất phía Bắc và phía Nam của Mặt Trăng.
Các tính chất nói trên cũng giúp dự đoán một chuỗi các hoạt động địa chất liên quan đến sự tiến hóa của mặt trăng bí ẩn này, cũng như thêm một bức tranh về một kiểu số phận của các thiên thể có đại dương ngầm.
Nghiên cứu về Charon cũng cung cấp thêm dữ liệu về chính Sao Diêm Vương, một thiên thể vẫn còn nhuốm màu bí ẩn và thậm chí trạng thái cũng chưa rõ ràng: Liên minh thiên văn quốc tế (IAU) khẳng định nó chỉ là hành tinh lùn, trong khi NASA kiên quyết nó “thừa chuẩn” để là một hành tinh.
Công trình mới về Charon vừa được công bố trên tạp chí khoa học Icarus.