Trong dòng trạng thái cá nhân, ông Thắng viết: “Chia tay đứa con đẻ và đứa con tinh thần, định không viết gì nhưng vì nhiều người nhắn tin hỏi thăm quá nên đành phải viết 1 post để chia tay.
Cuộc đời với tôi là những chữ duyên, duyên được gặp anh Quyết, duyên được đến với FLC, được sáng lập và xây dựng Bamboo Airways, và cũng đã đến lúc hết duyên khi tôi hoàn thành nhiệm vụ chuyển giao Bamboo Airways cho Nhà đầu tư mới, đảm bảo được quyền lợi mới và cũ cũng như của Bamboo Airways”…
Dòng trạng thái sau khi được ông Thắng chia sẻ đã thu hút hàng nghìn lượt tương tác
“Với cá nhân tôi, được làm CEO một hãng hàng không là một may mắn không phải ai cũng có được. May mắn hơn nữa, hàng không là 1 trong những đam mê của tôi thời trẻ.
Dù tay ngang nhưng vì đam mê, cộng thêm may mắn được sự hỗ trợ của cả 1 tập thể những con người tâm huyết và yêu hàng không nên Bamboo Airways có được ngày hôm nay”, lời chia tay ông Thắng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân có đoạn.
Ngoài ra, ông còn dành lời chia tay, lời cảm ơn tới những người đồng nghiệp tại Bamboo Airways sau 3 năm kể từ khi hãng này đi vào hoạt động…
Trước đó ít ngày, ông Đặng Tất Thắng đã có đơn xin từ nhiệm mọi chức vụ tại FLC và Bamboo Airways.
Trên fanpage chính thức, Bamboo Airways cũng đã gửi lời cảm ơn tới “Cơ trưởng” Đặng Tất Thắng. Hãng hàng không được sáng lập bởi ông Trịnh Văn Quyết và FLC cũng ghi nhận, ông Thắng là thành viên đầu tiên, mang mã BAV0000.
Chia sẻ với báo chí ít tháng trước, một chủ nợ lớn của FLC từng xác nhận, rằng họ có nhận được liên hệ làm việc của một số bên để tìm hiểu thông tin nhằm phục vụ cho việc xem xét “mua lại nợ” của nhóm FLC, trong đó có việc giải chấp cho loạt cổ phần Bamboo Airways đang được sử dụng để bảo đảm cho khoản vay tại đây.
Tính đến ngày 30/6/2022, FLC ghi nhận giá gốc của khoản đầu tư tại Bamboo Airways ở mức 4.015 tỉ đồng, chiếm tỉ lệ 21,7% vốn cổ phần.
Đáng chú ý, FLC đang chịu khoản lỗ lũy kế lên tới 958,3 tỉ đồng từ khoản đầu tư vào hãng bay này, tăng 453,4 tỉ đồng so với đầu năm và tăng 303,4 tỉ đồng so với thời điểm cuối quý 1/2022.
Nhận định thị trường ngày 1/8, các công ty chứng khoán cho rằng lực cầu tại vùng hỗ trợ gần 1.200 – 1.205 điểm có thể giúp VN-Index hồi phục, quay trở lại đà tăng.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt – VDSC cho rằng, thị trường cần thêm thời gian để hấp thụ hết lượng cung cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7, dòng tiền vẫn duy trì tâm lý thận trọng khi VN-Index tiếp tục tăng điểm và tiến gần vùng kháng cự mạnh 1.215-1.220 điểm. Với áp lực chốt lời ngắn hạn vẫn đang gây sức ép lên diễn biến hồi phục, VN-Index có khả năng sẽ cần thêm thời gian để hấp thụ hết lượng cung cổ phiếu trong vùng tranh chấp 1.200-1.220 điểm trước khi quay trở lại xu hướng tăng điểm. Do vậy, nhà đầu tư vẫn nên hạn chế mua đuổi và có thể cân nhắc mua tích lũy tại vùng hỗ trợ của các cổ phiếu đang có tín hiệu thu hút dòng tiền.
Tuy nhiên, ở góc nhìn lạc quan hơn, Công ty Chứng khoán MB – MBS lại tin tưởng, có nhiều khả năng sẽ tiệm cận ngưỡng cản kỹ thuật 1.230 điểm.
Theo MBS, tâm lý nhà đầu tư đang được cởi bỏ khi các rào cản ngắn hạn từ thị trường thế giới đã qua đi, thanh khoản thị trường đã tăng ở 2 phiên cuối tuần cho thấy dòng tiền đã sẵn sàng quay lại thị trường, VN-Index có nhiều khả năng sẽ tiệm cận ngưỡng cản kỹ thuật 1.230 điểm trong tuần sau.