Notice: Function _load_textdomain_just_in_time was called incorrectly. Translation loading for the rank-math domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /home/cauchuye/24hchuyendong.com/wp-includes/functions.php on line 6114
Cúm B khác với cảm lạnh thông thường thế nào?
No menu items!
Trang ChủĐời SốngCúm B khác với cảm lạnh thông thường thế nào?

Cúm B khác với cảm lạnh thông thường thế nào?

Bệnh cúm B thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường, với những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, nhưng các triệu chứng của bệnh cúm B thường nghiêm trọng hơn.

Cúm B khác với cảm lạnh thông thường thế nào? - 1

Sốt, ho, đau đầu, mệt mỏi, hắt hơi… là những triệu chứng của bệnh cúm.

Bệnh cúm B có triệu chứng như thế nào?

Khi mắc cúm B triệu chứng không quá rõ ràng để có thể tự phân biệt được so với cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, người mắc Cúm B có triệu chứng xuất hiện trên nhiều bộ phận của cơ thể.

Trong đó các biểu hiện toàn thân là viêm long đường hô hấp trên, với các triệu chứng ho, sốt cao, đau đầu, đau họng, đau mỏi người… Tùy từng người sẽ có biểu hiện sốt vừa đến sốt cao, cảm giác ớn lạnh. Người mệt mỏi, yếu ớt, bủn rủn chân tay, đau nhức cơ, đau khi vận động.

Ở hệ hô hấp

Không có triệu chứng điển hình của nhiễm cúm, mà thường có các biểu hiện nhầm lẫn với triệu chứng của viêm long đường hô hấp. Chính vì điều này nên người bệnh không thể tự nhận biết, phân biệt được, dễ nhầm lẫn nhiễm cúm B và cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, cần dựa vào các triệu chứng khác để phán đoán bệnh tình và gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị sớm.

Ở hệ tiêu hoá

Ngoài biểu hiện toàn thân, hệ hô hấp, người mắc cúm B có thể gặp phải một số vấn đề ở hệ tiêu hoá như: Buồn nôn, ở trẻ em thường nôn nhiều, kèm theo là đau bụng, tiêu chảy, chán ăn, ăn không ngon…

Mặc dù là một bệnh lý lành tính, với các biểu hiện dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác, nhưng cúm B cũng có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, suy hô hấp cấp tính, suy tim, viêm cơ tim, suy thận, nhiễm trùng huyết…

Cúm B khác với cảm lạnh thông thường thế nào? - 3

Bệnh cúm B thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Ảnh minh hoạ.

Đối tượng nào dễ mắc cúm B tiến triển nặng và dấu hiệu cần nhập viện

Cúm chưa có biến chứng, nghĩa là loại nhẹ có biểu hiện hội chứng cúm đơn thuần. Cúm có biến chứng cúm nặng là ca bệnh nghi ngờ hoặc xác định có tổn thương ở phổi, với biểu hiện suy hô hấp trên lâm sàng, thở nhanh, khó thở, SpO2 giảm… có hoặc kèm theo các biến chứng thứ phát như viêm xoang, viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng.

Người bệnh có các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo (bệnh phổi, bệnh gan, suy thận, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh về máu).

Đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm biến chứng bao gồm:

+ Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi. Trẻ mắc những bệnh mạn tính, chậm phát triển trí tuệ hoặc vận động, hen phế quản, tim bẩm sinh, suy thận mạn, xơ gan; Trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì nặng; Suy giảm miễn dịch bẩm sinh…

+ Người cao tuổi trên 65 tuổi

+ Phụ nữ có thai

+ Người lớn mắc các bệnh mạn tính và suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).

Cúm B khác với cảm lạnh thông thường thế nào? - 4

Nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, nhất là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm, trong đó có trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi. Ảnh minh hoạ.

Cần làm gì khi nghi ngờ mắc cúm B

Với các triệu chứng dễ nhầm lẫn nên nhiều người bệnh thường chủ quan, dẫn đến các biến chứng khi nhiễm cúm B. Vì vậy, nếu có các biểu hiện nghi ngờ, cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài và nặng thêm, sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể, với cúm B có biến chứng sẽ được nhập viện để điều trị.

Cúm B chưa biến chứng có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe, nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc.

Để phòng bệnh cúm B cũng như các bệnh lây nhiễm khác, người bệnh cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, tăng cường rửa tay, giữ vệ sinh hô hấp khi ho khạc.

Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.

Đối với người nghi ngờ mắc cúm B cần phòng lây nhiễm từ người bệnh, cách ly người bệnh ở buồng riêng, thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh, quần áo, dụng cụ của người bệnh.

Nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, nhất là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cúm, trong đó có trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi; Người có bệnh mạn tính (bệnh phổi mạn tính, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, tiểu đường, suy giảm miễn dịch…); Người trên 65 tuổi.

Bài Viết Liên Quan

Để lại bình luận

Hãy để lại bình luận của bạn
Please enter your name here

- Advertisment -
Google search engine

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Bình luận