Giá dầu quay đầu giảm khi nhiều yếu tố không hỗ trợ tốt. Các báo cáo giá tiêu dùng (CPI) và doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 1 tăng cao hơn dự báo. Việc này cho thấy cuộc chiến chống lạm phát của Mỹ vẫn chưa kết thúc.
Ngoài ra, các báo cáo gần đây cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ ổn định và có xu hướng tăng, với sản lượng dầu thô đạt 12,3 triệu thùng. Vì thế, giá dầu khó có thể được hỗ trợ.
Theo các chuyên gia, “giá dầu thô tiếp tục diễn biến theo hướng tâm lý trên các thị trường tài chính lớn. Nếu lo ngại rủi ro tiếp tục gia tăng, giá dầu thô có thể sẽ chịu áp lực mới”.Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) lưu ý dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 5/2021 vào tuần trước cũng tăng thêm áp lực giảm giá dầu.
Trong một diễn biến khác, ngày 27/2, tờ Bloomberg dẫn lại báo cáo của công ty dữ liệu Kpler cho biết, Trung Quốc đã tăng cường nhập khẩu dầu thô và dầu mazut trong tháng 1/2023. Số liệu của Kpler cho thấy con số này lên đến 1,66 triệu thùng, vượt cả mức kỷ lục được thiết lập vào tháng 4/2020.
Dữ liệu của Kpler cho thấy Trung Quốc đã mua toàn bộ lượng dầu ESPO của Nga hàng tháng thông qua đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương (ESPO).
Giá dầu lại giảm
Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 28/2 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá:
– Xăng E5RON92 không cao hơn 22.542 đồng/lít
– Xăng RON 95 không cao hơn 23.443 đồng/lít
– Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.806 đồng/lít
– Dầu hỏa không cao hơn 20.846 đồng/lít
– Dầu mazút không cao hơn 14.251 đồng/kg.