Lithium là một thành phần quan trọng trong pin lithium-ion được sử dụng trong xe điện. Khi nhu cầu về xe điện tăng khiến chi phí khí đốt tăng kỷ lục, mức tiêu thụ lithium và giá lithium cũng tăng theo.
Các quốc gia như Trung Quốc hiện đang tập trung tìm kiếm lithium ở châu Phi, nơi đã chứng minh là một kho tàng “vàng trắng” mang lại lợi nhuận khổng lồ. Trung Quốc không chỉ là một trong những thị trường xe điện lớn nhất thế giới mà còn sản xuất khoảng 80% lượng lithium toàn cầu. Tuy nhiên, đất nước này muốn nhiều hơn nữa. Người ta ước tính rằng một nửa tổng tài nguyên lithium của thế giới là ở Nam Mỹ và Úc. Tuy nhiên, châu Phi hiện đang được quan tâm nhiều hơn.
Vừa qua, tập đoàn BYD của Trung Quốc đang đàm phán để mua sáu mỏ lithium mới ở các quốc gia châu Phi. Trong khi đó, tại Cộng hòa Dân chủ Congo, công ty khai thác khổng lồ Zijin của Trung Quốc đang trong cuộc chiến pháp lý với công ty khai thác khoáng sản AVZ của Australia. Bên nào thắng sẽ có quyền kiểm soát mỏ Manono – có thể là mỏ lithium lớn nhất thế giới.
Dự án khai thác mỏ lithium Gulamina ở miền nam Mali chính thức khởi công xây dựng vào ngày 3/6. Dự án có thể được khai thác trong hơn 20 năm sẽ đưa Mali trở thành nhà sản xuất lithium lớn thứ ba thế giới. Điều đáng chú ý là công ty khai thác mỏ lithium khổng lồ của Trung Quốc Ganfeng Lithium gián tiếp nắm giữ 50% cổ phần của mỏ này.
Theo báo cáo nghiên cứu của Dự án Mỏ Lithium Gulamina vào tháng 12 năm ngoái, dự án này sẽ sản xuất trung bình 726.000 tấn tinh quặng mỗi năm trong ít nhất 21 năm, với mức sản lượng cao nhất hàng năm ước tính 880.000 tấn. Điều này sẽ làm cho mỏ này trở thành một trong những mỏ lithium lớn nhất chưa được khai thác trên thế giới.
Kể từ đầu năm nay, Ganfeng đã đẩy nhanh tốc độ đầu tư ra nước ngoài. Vào ngày 30/5 (theo giờ Argentina), Ganfeng Lithium đã thông báo tại lễ khởi công dự án Mariana Salt Lake rằng họ sẽ đầu tư khoảng 600 triệu USD để xây dựng cơ sở sản xuất liti clorua với sản lượng hàng năm đạt 20.000 tấn.
Dự án Mariana nằm ở tỉnh Salta, Argentina, với sản lượng lithium ước tính lên tới khoảng 8,12 triệu tấn LCE. Ganfeng nắm giữ 100% vốn cổ phần của dự án. Với mỏ lithium trị giá hàng chục tỷ nhân dân tệ, các dự án này có thể coi là máy in tiền cho Trung Quốc.