Cao tốc Rakakoram – xứng danh ‘kỳ quan thứ 8 của thế giới’
Nhiều năm về trước, đất nước Pakistan bị chia tách thành nhiều phần bởi những dãy núi tuyết cao ngất kỳ vĩ mà vô cùng khắc nghiệt.
Việc cấp bách cần phải làm cho bằng được là có một con đường để kết nối các vùng, thuận tiện huy động lực lượng quân sự, cũng như đem ánh sáng văn minh và bình yên đến với các làng mạc sau những dãy tuyết sơn băng giá. Đó là sứ mệnh thiêng liêng mà cao tốc Karakoram nhất định phải ra đời.
Năm 1959, chính phủ Pakistan và Trung Quốc bắt đầu khởi công xây dựng tuyến đường này, và mãi sau 20 năm mới tạm hoàn thành. Toàn tuyến dài hơn 1.290 km kéo dài từ Rawalpindi (cách thủ đô Islamabad 14km) đi qua các tỉnh Punjab, Khyber Pakhtunkhwa, Gilgit Baltistan sau đó qua Tân Cương (Trung Quốc) kết thúc ở thành phố Kashgar.
Việc xây dựng tuyến đường này phải trải qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm, vì núi tuyết hiểm trở, điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt. Trong 20 năm thi công, có gần 1.000 công nhân đã không trở về đá lỡ, ngã rớt xuống vực…
Sở dĩ tuyến đường này trở thành một huyền thoại là vì nó nằm ở độ cao 4.600m so với mực nước biển và chạy dọc theo dãy núi Karakoram hùng vĩ, hiểm trở, rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai như lũ quét, sạt lở.
Nhịp sống thầm lặng bình yên dươi chân núi tuyết, vẻ đẹp của sự khắc nghiệt và kiên cường.
Karakoram đi qua nhiều thị trấn, thành phố, làng mạc kết nối nhiều nét văn hóa bản địa lẫn con người Pakistan với thế giới bên ngoài.
Một đoạn Karakoram đi qua Ghulkin.
Hình ảnh đi xe thường xuyên nhìn thấy trên cung đường Karakoram. Những chiếc xe tải rực rỡ khiến cho rừng núi hoang vu thêm phần sống động.
Dọc đường rất nhiều người dân xin đi nhờ xe.
Từ cung đường Karakoram, bạn cũng dễ dàng ngắm đỉnh núi tuyết tuyết đẹp Nanga Babat cao thứ 9 của thế giới. Và đặc biệt là trải nghiệm một phần con đường tơ lụa cổ xưa nằm song song.
Dấu tích con đường tơ lụa huyền thoại vẫn còn còn sót lại đến ngày nay là cây cầu gỗ mục nát treo mình trên vách đá.
Những đứa trẻ bên đường tươi cười với khách phương xa
Khung cảnh tuyệt đẹp kỳ vĩ của vùng đất bị lãng quên.
Vết xưa dấu cũ còn sót lại của con đường tơ lụa huyền thoại
Cây cầu treo trên của con đường tơ lụa cổ xưa.
Ngày nay Karakoram vẫn tiếp tục được mở rộng,
Đã có những đoạn có 4 làn xe rộng thênh thang.
Nhờ con đường làm sứ giả kết nối, mà việc giao thương kinh tế, phát triển các vùng sâu vùng xa cùng ngày càng dễ dàng hơn. Du khách cũng có cơ duyên để khám phá những vùng đất tuyệt đẹp bao năm qua bị lãng quên.
Nếu có duyên đặt chân đến với Pakistan, bạn hãy một lần đi hết toàn cao tốc Karakoram nhé, để chiêm ngắm cảnh quan siêu kỳ vĩ cùng như khám phá văn hóa đặc sắc của các vùng đất trên đường. Chắc chắn đây sẽ là trải nghiệm khó quên trong đời!
Năm 2010, một vụ tai nạn núi lở ở ngôi làng Attabad, làm 20 người chết, phá hủy 19km đường cao tốc, chặn dòng chảy của sông Hunza làm ngập hơn 170 ngôi nhà và tạo ra hồ Attabad dài 21 km, sâu 100m. Để khắc phục cũng như bảo đảm an toàn, một đường hầm xuyên núi đã được thi công để thay thế.