Băng từ trần hang đổ xuống như những thác nước đóng băng, và những ngọn tháp của nó nhô lên từ các tầng của hành lang dài hàng trăm mét. Những tinh thể băng và đá lấp lánh như những viên ngọc quý bám trên tường.
Zanker, hiện 48 tuổi và đang làm việc hướng dẫn viên hang động, nhớ lại: “Nó vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên, câu chuyện cổ tích đó vĩnh viễn mất đi vì biến đổi khí hậu. Mùa thu năm ngoái, tôi đã bò, leo và luồn lách qua hang băng Prax trong nhiều giờ, hướng đèn pha của mình vào những ngóc ngách xa nhất, hy vọng ít nhất có thể phát hiện ra phần còn sót lại của những gì đã làm say đắm những đứa trẻ suốt những năm trước. Nhưng nhiệt kế cho thấy nhiệt độ đã tăng lên. Ngay cả trong hang rộng lớn nhất vẫn không tìm thấy một viên đá tinh thể nào”.
Từ một hốc hang nhỏ được gọi là “Lâu đài”, một hướng dẫn viên kể những câu chuyện về những nhà thám hiểm đầu tiên của Eisriesenwelt (thế giới của những người khổng lồ băng tuyết), hang động băng lớn nhất trên Trái đất. Một nhà thám hiểm, Alexander von Mörk, bị mê hoặc đến mức muốn tro của mình được chôn ở đây.
Dãy núi Alps có nhiều hang động, một số hang động rất lạnh để hình thành băng. Các nhà khoa học vẫn không biết chính xác có bao nhiêu hang động băng, nhưng chắc chắn chúng ở đây nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác: Khoảng 1.200 hang được tìm thấy chỉ riêng ở Áo, và vài trăm hang nữa ở đông bắc Ý.
Khi nhiệt độ đủ lạnh, nước chảy vào hang đóng băng thành những hình thù mê hoặc, luôn thay đổi. Các tảng băng dày như đổ xuống các bức tường. Trên sàn, sự nhỏ giọt chậm dần dần có thể tạo ra các hình nón băng cao vài tầng, hoặc các đường trượt khổng lồ. Trong một số hang động, lớp băng lâu đời nhất có niên đại hàng nghìn năm.
Xưa kia, một số người mê tín đã tránh những nơi như vậy, vì tin rằng luồng khí lạnh thổi ra từ đó chỉ có thể là hơi thở của ma quỷ. Những người khác có cách tiếp cận thực dụng hơn, và sử dụng chúng như tủ lạnh tự nhiên hoặc thậm chí để trượt băng. Một số người chỉ đơn giản đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chúng, thậm chí là vẽ và ghi chép lại để nghiên cứu.
Một số băng hình nón ở đây từng cao bằng căn nhà 15 tầng. Các nhà khoa học hiện đang chạy đua để giải mã lịch sử khí hậu được lưu giữ trong băng, trước khi nó tan vào các hồ nước xung quanh. Ánh sáng màu vàng kỳ lạ nhìn thấy trong bức ảnh này có thể là do ánh sáng chiếu vào các tạp chất có nguồn gốc từ đất trong băng hình nón
Nhà cổ sinh vật học Aurel Persoiu, thuộc Viện động vật học Emil Racovita của Romania cho biết, ngày nay sẽ không thể tìm thấy các băng hình thành được mô tả trong các bản vẽ xưa, vì quá nhiều băng đã tan chảy. Con người không chỉ mất đi một trong những kỳ quan vĩ đại của hành tinh, mà còn là mất đi cả manh mối về lịch sử cổ xưa lưu giữ trong đó.
Đang trở về từ hang sâu, các nhà khoa học Chloe Snowling (trái) và Racine đi ngang qua khoang lối vào của hang băng Hochschneid. Những cơn gió mạnh đã khắc băng thành những con sò. Tuyết thường bịt kín lối vào, giữ không khí lạnh bên trong hang và tạo điều kiện cho các lớp băng dày phát triển.
Vào năm 2018, các nhà khoa học đã tìm thấy một hang động băng mới đầy hứa hẹn mà họ hy vọng sẽ nghiên cứu. Bốn năm sau, khi các nhà khoa học quay trở lại, họ kinh ngạc vì “không có băng nào cả, nó đã hoàn toàn tan chảy”.
Khi kết thúc chuyến tham quan, du khách sẽ đến một hồ nước đóng băng, bên trong một căn phòng được gọi là Eispalast, hay “cung điện băng”.