Giá vàng trong nước
Kết thúc phiên giao dịch 6/7, giá vàng 9999 trong nước được SJC và Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết theo thứ tự mua vào và bán ra như sau:
SJC Hà Nội: 67,85 triệu đồng/lượng – 68,47 triệu đồng/lượng
Doji Hà Nội: 67,80 triệu đồng/lượng – 68,40 triệu đồng/lượng
SJC TP.HCM: 67,85 triệu đồng/lượng – 68,45 triệu đồng/lượng
Doji TP.HCM: 67,80 triệu đồng/lượng – 68,40 triệu đồng/lượng
SJC Đà Nẵng: 67,85 triệu đồng/lượng – 68,47 triệu đồng/lượng
Doji Đà Nẵng: 67,80 triệu đồng/lượng – 68,40 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế
Đêm 6/7 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.762 USD/ounce. Vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York ở mức 1.760 USD/ounce.
Giá vàng thế giới đêm 6/7 thấp hơn khoảng 3,2% (59 USD/ounce) so với đầu năm 2022. Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 49,4 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 19,0 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 6/7.
Giá vàng trên thị trường quốc tế rớt mạnh xuống đáy nhiều 8,5 tháng do đồng USD vọt lên đỉnh cao mới trong vòng 20 năm qu. Cú rơi bất ngờ khiến áp lực bán gia tăng nhanh chóng.
Vàng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi một đồng USD mạnh. Bên cạnh đó, sau vài phiên giảm mạnh, phân tích kỹ thuật cho thấy mặt hàng này rơi vào xu hướng giá xuống. Điều này càng khiến áp lực bán ra tăng cao.
Đồng USD tiếp tục tăng giá. Chỉ số DXY – đo lường biến động của đồng bạc xanh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt – lần đầu tiên trong vòng hơn 20 năm qua lên trên ngưỡng 107 điểm.
Giá dầu – mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng giảm tiếp về ngưỡng 100 USD/thùng do giới đầu tư lo ngại nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Lạm phát lên quá cao và ngân hàng trung ương các nước đang đẩy mạnh việc thắt chặt tiền tệ, trong đó có biện pháp nâng lãi suất. Các doanh nghiệp và các nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi chi phí vốn tăng lên.
Dự báo giá vàng
Về ngắn hạn, vàng chịu áp lực từ hoạt động bán không khi xu hướng giảm trở nên rõ hơn sau cú giảm sốc 2 phiên qua.
Một đồng USD có xu hướng mạnh lên theo kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cũng gây áp lực lên vàng.
Tuy nhiên, sức cầu bắt đáy có dấu hiệu tăng lên. Nhiều tay mua lớn trên thị trường, trong đó có ngân hàng trung ương nhiều nước cũng đã vào cuộc.
Theo Hội đồng vàng thế giới (WGC), ngân hang trung ương các nước trên thế giới mua 35 tấn vàng đưa vào kho dự trữ ngoại hối trong tháng 5 vừa qua, sau khi đã mua 19,4 tấn trong tháng 4.
Thổ Nhĩ Kỳ mua 13 tấn, trong khi đó Uzbekistan mua 9 tấn, Kazakhstan mua 6 tấn…
Nhiều nước đang đối mặt với tình trạng lạm phát rất cao.
Lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ lên tới gần 79%, cao nhất trong 24 năm.