Nhà phân tích Phil Flynn của Price Futures Group nhận xét: “Đồng USD mạnh hơn dường như đang gây một chút áp lực lên giá dầu”.
Tuy nhiên, hiện vẫn nhiều yếu tố hỗ trợ cho đà tăng sắp tới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu cao kỷ lục trong năm 2023 là 101,9 triệu thùng/ngày, tăng 2 triệu thùng/ngày so với năm 2022.
Tuy nhiên, IEA cảnh báo việc OPEC+ cắt giảm sản lượng có thể gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nửa cuối năm 2023 và làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng và sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Chi phí gia tăng đối với nguồn cung dầu thô ở Trung Đông, nơi đáp ứng hơn 50% nhu cầu của châu Á, đã siết chặt lợi nhuận của các nhà máy lọc dầu, khiến họ phải đảm bảo nguồn cung từ các khu vực khác.
Các nhà máy lọc dầu cũng đang tăng sản lượng xăng trước nhu cầu cao điểm vào mùa Hè, đồng thời cắt giảm sản lượng dầu diesel trong bối cảnh biên lợi nhuận ngày càng giảm.
Trong khi đó, xuất khẩu dầu từ miền bắc Iraq đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bị đình trệ gần ba tuần sau khi một vụ kiện trọng tài phán quyết rằng Ankara nợ Baghdad khoản bồi thường cho việc xuất khẩu trái phép.
Giới đầu tư đang chờ đợi số liệu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý I/2023 của Trung Quốc, dự kiến được công bố trong tuần này. Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm nay khoảng 5%.
Giá dầu thô quay đầu giảm
Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 18/4 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá:
– Xăng E5RON92 không cao hơn 23.173 đồng/lít
– Xăng RON 95 không cao hơn 24.245 đồng/lít
– Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 20.149 đồng/lít
– Dầu hỏa không cao hơn 19.739 đồng/lít
– Dầu mazút không cao hơn 15.194 đồng/kg.