Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 không tăng so với tháng 6, chủ yếu nhờ giá xăng hạ nhiệt bù đắp cho mức tăng trong giá lương thực. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 7 tăng 8,5%, thấp hơn mức 9,1% của tháng 6 và con số 8,7% mà các nhà kinh tế dự báo.
Chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 7 giảm 0,5% so với tháng liền trước, đánh dấu lần đi xuống đầu tiên kể từ tháng 4/2020. Số liệu mới công bố ngày 12/8 cho thấy giá nhập khẩu cũng giảm mạnh hơn dự kiến.
Số liệu do Đại học Michigan vừa công bố cho thấy chỉ số tâm lý người tiêu dùng sơ bộ tháng 8 là 55,1 điểm, cao hơn mức 52,5 điểm mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo.
Sau khi số liệu CPI được công bố, thị trường đã liên tiếp chứng kiến hai ngày bán tháo kéo dài.
Điều này dẫn đến việc các nhà đầu tư thay đổi quan điểm về lộ trình thắt chặt của Fed và xem xét nhiều khả năng cơ quan này sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 9, thay vì mức 75 điểm như dự kiến trước đó.
Tuy nhiên, chốt tuần, USD index đã hồi phục, đạt 105.550, tăng 0,53%.
Đồng USD biến động liên tục trong t
Ngày 12/8, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở 23.153 VND/USD, giảm 10 đồng so với mức niêm yết hôm qua.
Tỷ giá bán tham khảo tại Sở giao dịch NHNN ở mức 22.550 – 23.400 VND/USD.
Giá mua USD tại các ngân hàng hiện nằm trong khoảng 23.220 – 23.270 VND/USD, còn khoảng bán ra ở mức 23.500 – 23.770 VND/USD.
Trên thị trường “chợ đen”, đồng USD được giao dịch ở mức 23.950 – 24.050 VND/USD.